Tin tức liên quan

Kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật – bao nhiêu là phù hợp

Ngày nay, ở các công trình đô thị, việc thiết kế lối đi riêng, thang máy riêng, nhà vệ sinh riêng dành cho người khuyết tật không phải là việc hiếm. Vậy nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật, hãy cùng tìm hiểu các thông số qua bài viết dưới đây.

Kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật phải tuân thủ theo quy định nào

Theo cập nhật mới nhất, Kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật được quy định rất rõ ràng và cụ thể theo Quyết định số 04/2002/QĐ-BXD, ban hành ngày 17/1/2002. Nội dung nói về việc Ban hành tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 266:2002 “Nhà ở – Hướng dẫn xây dựng để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng”.

Và Quyết định này được áp dụng khi xây dựng các công trình, nhà ở hướng đến mục đích sử dụng của nhóm đối tượng khiếm khuyết về khả năng hoạt động  hoặc khiếm thị. Đặc biệt cũng khuyến khích làm theo Quyết định này khi có ý định xây sửa công trình, cải tạo để đáp ứng thêm cho người khuyết tật.

kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Cụ thể về kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Cửa vào

Cửa ra vào nên bố trí ở vị trí thuận tiện nhất cho người khuyết tật sử dụng, đảm bảo đóng mở dễ dàng và an toàn. Vì thế, cửa nhà vệ sinh nên chọn là loại trượt ngang hoặc mở ra phía ngoài, cũng có thể lựa chọn cửa mở vào trong nếu diện tích nhà vệ sinh đủ rộng. Chiều rộng đảm bảo không nhỏ hơn 700m, có bố trí giá đỡ ngang, cách mặt sàn 1100m. Tay nắm cửa nên là tay xoay từ trên xuống, có gắn ổ khóa và dễ sử dụng, chỉ được cao cách mặt đất từ 800 – 1100m.

kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Kích thước sàn nhà và nền 

Tùy theo bố trí lối đi vào mà kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật tối thiểu phải đạt như sau:

  • Áp dụng nhà vệ sinh cho lối đi thẳng: mặt sàn ít nhất rộng 2.7 x 1m (đối với cửa mở vào trong) và nhỏ nhất phải đạt 1.9m x 1m (đối với cửa mở ra ngoài)
  • Áp dụng nhà vệ sinh có hai lối đi song song: diện tích không được nhỏ hơn 1.5 x 1.45m

Đặc biệt lưu ý, mặt sàn khu vệ sinh có các rãnh thì đường kính rãnh dao động từ 10mm đến 15mm. Thiết kế rãnh được kéo dài và vuông góc với hướng đi.

Khoảng không sử dụng trong phòng vệ sinh phải tính  đến vị trí cho các vật như: tay vịn, hộp đựng giấy vệ sinh, đường đi, các thiết bị lắp đặt đi kèm khác và lối đi tối thiểu dành cho xe lăn.

Lắp đặt bồn rửa tay và các vật dụng liên quan

Chiều cao lắp đặt bồn rửa tay tại khu vệ sinh không được phép cao quá 80cm tính từ mặt sàn. Chiều rộng của bồn rửa tay và xung quanh không nhỏ hơn là 60cm. Độ sâu của bồn rửa tay tối đa 16.5cm. Bên dưới bồn rửa không nên có các vật nhọn gây nguy hiểm hay nền thô ráp, gập ghềnh. Mép dưới gương soi đặt trên bồn rửa tay trong phòng vệ sinh cách mặt sàn không quá 90cm.

Vòi rửa nên chọn loại có cần gạt hoặc tự động để đảm bảo cho người tàn tật sử dụng. Đối với vòi tự động, quy trình đóng mở kéo dài từ 10 giây trở nên.

 Lắp đặt bồn cầu, bồn tiểu

Phòng vệ sinh cho người tàn tật phải được thiết kế có bồn cầu bệt. Nếu không thiết kế vách ngăn thì cũng phải có rèm che để phân tách với các phòng khác của khu vệ sinh.

Độ cao lắp đặt bồn cầu đạt từ 40cm đến 45cm kể từ mặt sàn. Khoảng cách từ mép trước của bồn cầu đến mặt tường phía sau của phòng vệ sinh không nhỏ hơn 76cm. Khoảng cách từ đường trục đặt bồn cầu đến mặt tường bên xa nhất không nhỏ hơn 46cm.

Bồn tiểu phải có tay vịn cho người tàn tật. Độ cao lắp đặt bồn tiểu dạng ngồi hoặc gắn vào tường không được cách mặt sàn quá 40cm.

Lắp đặt tay vịn, hộp giấy vệ sinh

Tay vịn:

  • Tay vịn ngang: nằm ở vị trí xung quanh bồn cầu. Chiều dài tối thiểu 1 m (ở mặt tường bên) và 0.6 m (ở mặt sau); độ cao đạt 90 cm
  • Tay vịn thẳng đứng thứ nhất được bố trí cách mép trước bồn cầu 30cm, cách đường trục 25cm. Tay vịn thẳng đứng thứ hai cách đường trục bồn cầu 45cm về phía tường cách xa bồn cầu hơn. Tay vịn thẳng đứng có chiều dài không giới hạn, có thể dài từ sàn chạm trần; độ cao từ 85cm đến 1.3m
  • Màu sắc tay vịn nên đối lập với màu tường, có độ chắc chắn nhất định, nên chọn thiết kế tròn, đường kính khoảng 25 – 50mm

kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Hộp đựng giấy vệ sinh đặt cách mép trước bồn cầu dao động từ 18cm đến 23cm và đặt ở độ cao cách mặt sàn từ 40cm đến 1.2m, cụ thể:

  • Nằm phía dưới tay vịn: cách tay vịn tối thiểu 40cm
  • Nằm phía trên tay vịn: cách tay vịn tối thiểu 30cm

Vậy là qua những thông tin chúng tôi cung cấp, chắc hẳn bạn cũng hình dung được Kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật như thế nào là đạt chuẩn. Mong sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thiết kế bản vẽ cũng như xây dựng lên các công trình, nhà ở tiện ích, phù hợp không chỉ với người lành lặn mà còn cho những người có khiếm khuyết trên cơ thể.

Chung cư Liễu Giai Tower
Logo