Tin tức liên quan

Nhiệt độ nóng chảy của nhôm và ứng dụng của nó trong sản xuất  và đời sống

Nhôm là một trong những vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Có thể chúng ta đã quá quen thuộc với những vật liệu làm từ nhôm như song nồi, cửa, hay các đồ gia dụng khác. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn một số vấn đề như nhiệt độ nóng chảy của nhôm hay lý do vì sao nó được ứng dụng rộng rãi trong đời sống như vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Định nghĩa và đặc điểm của Nhôm

Theo định nghĩa của bộ môn Hóa Học, Nhôm là một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ký hiệu là AL, có hóa trị III và số nguyên tử bằng 13. Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất và là một kim loại có tỷ trọng thấp, đồng thời có khả năng chống hiện tượng ăn mòn thụ động. Nhôm và hợp kim của nó là nguyên liệu rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Quan sát bằng mắt thường, chúng ta có thể thấy Nhôm có màu trắng bạc, tính nhẹ và dẻo. Nhôm có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Đây cũng là đặc điểm rất quan trọng giúp tính ứng dụng của Nhôm trở nên phổ biến đối với cuộc sống con người.

Nhiệt độ nóng chảy của Nhôm là bao nhiêu?

Mỗi kim loại sẽ có những nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Căn cứ vào nhiệt độ nóng chảy, người ta sẽ sử dụng kim loại đó với các mục tiêu nhất định, hoặc kết hợp với hợp chất khác để làm tăng nhiệt độ nóng chảy, tăng độ bền của sản phẩm.

Nhiệt độ nóng chảy là gì?

Nhiệt độ nóng chảy được hiểu theo một cách đơn giản chính là nhiệt độ dùng để đun chảy kim loại, biến kim loại đó từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại là một yếu tố có vai trò rất lớn trong công nghệ sản xuất và đời sống.

Ý nghĩa của nhiệt độ nóng chảy trong gia công cơ khí.

Trong cơ khí, nhiệt độ nóng chảy là yếu tố quyết định để việc gia công, chế tạo sản phẩm trở nên đơn giản hơn cho những người thợ. Khi biết nhiệt độ nóng chảy của kim loại, họ có thể tính toán thời gian một cách chính xác để việc gia công trở nên hiệu quả và chất lượng. 

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại cũng là yếu tố thể hiện độ bền của kim loại đó. Dựa vào nhiệt độ nóng chảy, các chuyên gia/kỹ sư sẽ có sự lựa chọn vật liệu gia công phù hợp cho từng sản phẩm. Từ đó, mang đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng và độ bền tốt nhất.

Nhiệt độ nóng chảy của Nhôm là bao nhiêu?

Theo tính toán từ các chuyên gia, nhiệt độ nóng chảy của Nhôm là 933.47K (660.32 °C; 1220.58 °F). So với các kim loại khác, nhiệt độ này thuộc mức trung bình, không quá cao cũng không quá thấp. 

Một số kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao hơn Nhôm điển hình như: Bạc: 961.78 độ C (1763.2 độ F), Đồng: 1084.62 độ C (1984.32 độ F), Sắt: 1538 độ C (2800 độ F)…

Ứng dụng của Nhôm trong sản xuất và đời sống.

nhiệt độ nóng chảy của nhôm

Nhôm là chất liệu được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất và đời sống nhờ những đặc tính lý hóa của mình. Trong thực tế, thay vì sử dụng Nhôm nguyên chất, người ta thường kết hợp chúng với các kim loại khác để tăng tính bền, cứng và đẹp, gọi là hợp kim Nhôm (trừ một số trường hợp đặc biệt như lõi dây điện…) 

Ứng dụng trong sản xuất hệ cửa.

Khi sản xuất hệ cửa, hợp kim Nhôm thường được kết hợp với kính để tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng, bổ trợ cho nhau về cả chất lượng và tính thẩm mỹ. Ngày nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp các ngôi nhà hiện đại sử dụng hệ cửa nhôm kính đầy sang trọng và đẹp mắt. 

Các thanh hợp kim Nhôm có thiết kế đặc biệt bởi các khoang rỗng, đồng thời được chuyên gia tính toán một cách tỉ mỉ, giúp gia tăng độ cứng, mang đến sự vững chãi cho hệ thống khung cửa. Kính hội tụ các ưu điểm như lấy sáng, cách âm, thẩm mỹ, độ bền cao cùng giá cả phải chăng. Khi kết hợp hai loại vật liệu này với nhau, giúp tạo nên một hệ cửa vô cùng hiện đại và đẹp mắt. Với cửa nhôm kính, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về các yếu tố an toàn, chất lượng và tiết kiệm nhưng không kém phần sang trọng.

Ứng dụng trong sản xuất nội thất.

Nhôm cũng là vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất, trang trí nhà cửa. Tủ nhôm kính là sản phẩm quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình bởi tính tiện dụng và bền bỉ của nó. Đặc biệt, đây cũng là sản phẩm giúp gia chủ tiết kiệm chi phí ở mức tối đa nhưng vẫn sở hữu các sản phẩm chất lượng và đẹp mắt.

Nhôm cũng có thể kết hợp với gỗ hay các vật liệu khác để trang trí không gian sống của chúng ta. Có thể kể đến các sản phẩm như tủ kê, kệ, mảng trang trí hay các thanh lam… Trong một số công ty, Nhôm được sử dụng làm hệ khung xương và các vách ngăn nhẹ để tạo điểm nhấn, tăng nét cá tính cho phòng làm việc của nhân viên.

Sử dụng Nhôm làm lõi dây điện.

Nhôm là vật liệu có khả năng dẫn điện rất cao (bằng 60% so với Đồng). Bên cạnh đó, nhờ vào đặc tính dẻo, nhẹ, ít bị ăn mòn trong không khí và giá cả phải chăng, Nhôm rất được tin dùng trong sản xuất lõi dây điện. Tuy nhiên, để làm lõi dây điện, Nhôm phải có độ tinh khiết lên đến 99,5% và thường được sử dụng để làm đường điện cao thế.

Vật liệu Nhôm sản xuất đồ gia dụng

nhiệt độ nóng chảy của nhôm

Công nghệ anode hóa trên nhôm để tạo vật liệu anode nhôm là một ứng dụng rất hữu hiệu trong việc sản xuất đồ gia dụng. Những chiếc nồi anode nhôm mang trong mình các ưu điểm như cứng, tỏa nhiệt đều, không dễ bị ăn mòn, không bị sủi bề mặt trong nước muối, không gây ra phản ứng hoá học với thức ăn… Bởi vậy, chúng luôn là sản phẩm được các bà nội trợ tin dùng để chế biến nhiều món ăn đặc biệt dành cho gia đình nhỏ của mình.

Thông qua nhiệt độ nóng chảy của nhôm cùng những đặc tính lý hóa của nó, các chuyên gia đã lựa chọn ra được những sản phẩm thích hợp sử dụng loại vật liệu đặc biệt này. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin khi lựa chọn các món đồ gia dụng/nội thất từ Nhôm.

 

Chung cư Liễu Giai Tower
Logo