Tin tức liên quan

Bản vẽ biện pháp thi công đường bê tông xi măng

Đường bê tông xi măng là một trong những công trình giao thông quan trọng, được sử dụng thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ, hầu khắp các quốc gia. Thi công đường bê tông xi măng phải chuẩn về mặt kỹ thuật, vật liệu đồng thời cũng cần đảm bảo an toàn. Tuy nhiên để có thể thực hiện thi công được an toàn và đạt hiệu quả cao nhất, chắc chắn phải có bản vẽ biện pháp thi công đường bê tông xi măng. Các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đường bê tông xi măng như thế nào? Nguyên vật liệu được lựa chọn là gì? Biện pháp thi công đường bê tông xi măng ngày nay được sử dụng ra sao?

Bản vẽ này sẽ đáp ứng các yêu cầu đặt ra cho công trình chuẩn bị thi công đồng thời tránh phát sinh các khoản chi phí không cần thiết khác. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về cần thiết về bản vẽ biện pháp thi công đường bê tông.

Các loại bản bản vẽ biện pháp thi công đường bê tông xi măng

Bản vẽ đường bê tông cốt thép

Với yêu cầu về chịu lực và chịu tải cao, đường bê tông cốt thép được xây dựng tại những nơi có nền móng yếu, dễ bị sụt lún. Ngoài ra nó còn được sử dụng tại các công trình có nhiều phương tiện trọng tải lớn tham gia giao thông, những tuyến đường huyết mạch luôn phải đảm bảo độ thông suốt. Loại đường bê tông này được gia cố bằng lưới cốt thép, để đảm bảo rằng đường bê tông có cường độ cực lớn.

Bản vẽ đường bê tông xi măng

Đây là loại đường bê tông xi măng có yêu cầu thấp về cường độ, khối lượng chịu tải cũng không quá lớn. Đường bê tông xi măng thường sẽ không có các lưới cốt thép, thi công nhanh chóng và chi phí không quá lớn. Vì vậy đây là biện pháp thi công đường bê tông xi măng thường được sử dụng ở đường dân dụng và đường nông thôn.

Bản vẽ biện pháp thi công đường bê tông xi măng thường có các yêu cầu gì về kỹ thuật

bản vẽ biện pháp thi công đường bê tông xi măng

Thi công đường bê tông xi măng

Phạm vi để áp dụng biện pháp thi công đường bê tông xi măng

bản vẽ biện pháp thi công đường bê tông xi măng

Thi công đường bê tông xi măng

Có một quy định tạm thời sẽ quy định các về các yêu cầu và cung cấp những chỉ dẫn cần thiết để thiết kế nên kết cấu mặt đường bê tông xi măng (BTXM).  Thông thường ở trên bản vẽ sẽ chú thích có khe nối: trên các đường ô tô làm thì mới có cấp hạng khác nhau (bao gồm cả đường cao tốc); thông thường thiết kế mặt đường BTXM có khe nối trên các kết cấu mặt đường mềm.

Yêu cầu chung về việc thiết kế biện pháp thi công đường bê tông xi măng thông thường

Kết cấu mặt đường bê tông thiết kế phải phù hợp với các công năng và cấp hạng đường, thiết kế đưa ra cần phải phù hợp với điều kiện khí hậu, thủy văn, địa chất và vật liệu tại chỗ, cũng như phải phù hợp với các điều kiện thi công xây dựng và bảo trì tại địa phương.

Kết cấu quá trình thiết kế cần đảm bảo, trong thời hạn phục vụ quy định phải đáp ứng được lượng xe tương đương như ở bản dự báo thiết kế, để giúp cho việc lưu thông an toàn và êm thuận. Cụ thể hơn là:

Dưới tác dụng tổng hợp của tải trọng xe chạy và tác dụng lặp đi lặp lại của sự biến đổi gradient nhiệt độ giữa mặt và đáy tấm BTXM, trong suốt thời hạn phục vụ, tầng mặt BTXM phải đạt được yêu cầu là không bị phá hoại (không bị nứt vỡ) do mỏi, đồng thời cũng không được bị nứt vỡ dưới tác dụng tổng hợp của một tải trọng trục xe lớn nhất đúng vào lúc xuất hiện gradien nhiệt độ lớn nhất.

Ngoài yêu cầu về cường độ và độ bền vững ra, tầng mặt bê tông xi măng còn phải có đủ độ nhám để chống trơn trượt, cần phải chịu được tác dụng mài mòn của bánh xe chạy và phải đủ bằng phẳng để bảo đảm tốc độ xe chạy.

Để dự phòng cho việc mài mòn, tầng mặt bê tông xi măng cần được thiết kế tăng thêm 6,0 mm độ dày so với chiều dày đã tính toán từ trước.

Cấu tạo và tính toán về hệ thống thoát nước trong kết cấu áo đường bê tông xi măng

Các yêu cầu thiết kế chung:

Hệ thống thoát nước trong kết cấu áo đường bê tông xi măng được thiết kế nhằm mục đích thoát hết lượng nước tự do thấm qua các khe (khe dọc, khe ngang), các vết nứt trên mặt đường và nước lưu đọng lại ở mặt móng,  các lớp kết cấu trong móng. Hệ thống thoát nước này có thể có 2 kiểu:

  • Kiểu tầng móng không (chống) thấm nước.
  • Kiểu có khác là một lớp móng trên thấm thoát nước.

Cần phải bố trí hệ thống thoát nước cho kết cấu mặt đường BTXM trong các trường hợp sau:

  • Đối với đường cao tốc, đường cấp I, đường cấp II và đường có quy mô giao thông rất nặng trở lên, hoặc tại những vùng có lượng mưa trung bình năm lớn hơn 600mm và nền đường được đắp bằng vật liệu hạt mịn có hệ số thấm k nhỏ hơn 85m/ngày đêm.
  • Đối với những đường có quy mô giao thông cấp nặng trở lên khi kết cấu mặt đường đặt trên nền trên cùng mà bằng đất loại sét có hệ số thấm k  nhỏ hơn 3 m/ngày đêm.

Trên bản vẽ thi công thiết kế về phần kề cấu tạo và tính toán thiết kế hệ thống thoát nước kết cấu áo đường phải được đảm bảo được các yêu cầu dưới đây:

  • Hệ thống thoát nước có trong kết cấu, cần phải đảm bảo thoát hết lưu lượng nước thấm vào kết cấu của mặt đường. Đồng thời khả năng thoát nước ở hần hạ lưu phải lớn hơn lượng nước thoát ra ở phần thượng lưu.
  • Thời gian lượng nước thấm và lưu lại nước trong kết cấu áo đường không nên quá 2h. Đối với đường có cấp quy mô nặng, rất nặng và cực nặng thì chiều dài đường thấm thoát nước ra khỏi kết cấu không quá 45m ÷ 60m.
  • Cấu tạo mỗi bộ phận của hệ thống thoát nước cần phải đảm bảo trong thời hạn phục vụ sẽ luôn thông thoát, không bị dòng thấm mang theo các hạt lớn gây ra hiện tượng ứ tắc.

Hi vọng rằng với những thông tin chúng tôi về bản vẽ biện pháp thi công đường bê tông xi măng sẽ có ích với bạn ở trong tương lai.

Chung cư Liễu Giai Tower
Logo