Dựa trên cơ sở luật đất đai năm 2013 điều 167, thì đã quy định rất rõ ràng về vấn đề hợp đồng mua bán đất viết tay có hợp pháp hay không? Nếu bạn chưa nắm rõ, thì hãy cùng chúng tôi khám phá về bản hợp đồng ngay ở bài chia sẻ dưới đây nhé!
Tìm hiểu hợp đồng mua bán đất viết tay là gì?
Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu xem hợp đồng mua bán đất viết tay là kiểu hợp đồng như thế nào?
Đây chính là cách gọi của người dân và khá là phổ biến. Bản chất, thì đây chính là việc chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất, và quyền sử dụng đất bởi những giấy tờ không được chứng thực, hay công chứng bởi quy định của pháp luật.
Khi nào hợp đồng mua bán đất viết tay có hợp pháp
Vậy để biết hợp đồng mua bán đất viết tay có hợp pháp hay không? Thì chúng ta sẽ tìm hiểu xem điều đó sẽ xảy ra khi nào. Cụ thể:
Trước ngày 1 tháng 7 năm 2014
Thủ tục được đăng ký, hay cấp giấy chứng minh quyền sử dụng đất đối với các trường hợp chưa thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất đai, tuy nhiên thực tế đã chuyển nhượng rồi. Cụ thể:
- Sẽ thực hiện theo quy định trước ngày 1/1/2008, về việc sử dụng mảnh đất do nhận tặng, nhận chuyển nhượng về quyền sử dụng đất.
- Phải có giấy tờ chuyển nhận đất theo quy định của pháp luật, khi đang sử dụng mảnh đất nhận tặng, hay nhận chuyển nhượng trong khoảng sau ngày 1/1/2008 đến trước ngày 1/7/2014.
Sau ngày 1 tháng 7 năm 2014
Thì hợp đồng mua bán đất viết tay có hợp pháp khi mà được chứng thực, công chứng. Nếu không thì sẽ trở thành loại giấy tờ không có giá trị, vô hiệu hóa khả năng. Theo luật đất đai năm 2013 điều thứ 167.
Khi có tranh chấp đất đai sẽ xử lý như thế nào?
Vậy khi hợp đồng mua bán đất này có tranh chấp trước ngày 1 tháng 7 năm 2014, thì sẽ được xử lý theo cách thức cụ thể sau đây:
- Tranh chấp về đất đai ( xác định xem ai là người có quyền sử dụng đất) lúc bấy giờ để xử lý cần làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân ở ủy ban nhân dân phường, xã, huyện , thậm chí là đệ đơn lên Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Khi về chuyển nhượng quyền sử dụng đất có tranh chấp thì: Lúc bấy giờ sẽ được khởi kiện luôn tại tòa án nhân dân đang có thẩm quyền mà không phải thông qua ủy ban nhân dân phường, xã, huyện.
Hợp đồng mua bán đất viết tay do nguyên nhân gì?
Vậy những nguyên nhân gì khiến cho hợp đồng mua bán đất phải viết bằng tay. Có thể kể đến những nguyên nhân điển hình:
- Do hiểu biết về mua bán, sử dụng đất còn ít, hạn hẹp, các bên thực hiện giao dịch còn hạn chế về kiến thức pháp luật về đất đai.
- Do giữa các bên khi giao kết, vẫn còn quan trọng vấn đề hình thức của hợp đồng để tạo sự tin tưởng đôi bên, và một vài nguyên nhân khác.
- Do vẫn còn xem nhẹ về những bất cập, hay những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng về mua bán đất bởi hình thức viết tay.
Chính bởi những điều này, mà có rất nhiều vụ án, vụ tranh chấp thường xuyên xảy ra hiện nay, bởi hình thức viết hợp đồng mua bán đất bằng tay này.
Có cấp sổ đỏ cho hợp đồng mua bán đất viết tay không?
Hiện nay, theo quy định về pháp luật về hình thức viết tay dành cho các bản hợp đồng mua bán đất, sẽ không cần phải chứng thực, công chứng, nhưng vẫn được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, tại các trường hợp như:
- Thứ nhất, cá nhân, hay hộ gia đình được nhượng quyền sử dụng đất từ cá nhân hay hộ gia đình khác một cách trực tiếp trước ngày 1 tháng 1 năm 2008.
- Thứ hai, những hộ gia đình, hay cá nhân chuyển nhượng sử dụng đất trong khoảng thời gian từ 1/1/2008 đến ngày 1/7/2014, và đã có giấy tờ quan trọng khác minh chứng cho việc sử dụng đất trong luật đất đai 2013, mà không cần đến giấy chứng nhận quyền mua bán sử dụng đất.
- Lúc bấy giờ, các cá nhân sử dụng thửa đất đã có nguồn gốc bên trên, thì sẽ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cùng với có thể thực hiện các thủ tục liên quan để đăng ký về quyền có thể sử dụng đất.
Đặc biệt, đối với các trường hợp trên công dân sẽ được cấp giấy minh chứng quyền sử dụng đất trực tiếp luôn, mà không cần phải làm thủ tục để chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người ban đầu sử dụng mảnh đất chuyển nhượng.
Có thể công chứng hợp đồng mua bán đất dạng viết tay không?
-
Bắt buộc phải chứng thực, công chứng hợp đồng mua bán đất dạng viết tay.
Căn cứ vào điều luật đất đai năm 2013, thì hợp đồng liên quan đến mua bán, chuyển nhượng đất đai đều cần phải được chứng thực, công chứng, trừ trường hợp một bên là thuộc dạng kinh doanh liên quan đến bất động sản.
-
Không nhất thiết phải đánh máy hợp đồng mua bán đất
Theo như luật công chứng của năm 2014, thì hợp đồng mua bán đất sẽ có 2 dạng, đó là: hợp đồng đã được soạn thảo trước đó, và công chứng dạng công chứng viên thực hiện.
Và tính đến nay, thì chưa có bất kỳ một điều luật nào bắt buộc các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng đất. Cụ thể:
Trường hợp 1: Hợp đồng đã được soạn thảo sẵn trước
- Lúc bấy giờ công chứng viên cần kiểm tra hợp đồng thật kỹ. Nếu trong trường hợp vi phạm pháp luật, thì công chứng viên sẽ đề nghị người làm giấy điều chỉnh.
- Công chứng viên có quyền từ chối để công chứng, khi mà người thực hiện không thực hiện sửa chữa.
Trường hợp 2: Hợp đồng được soạn thảo bởi công chứng viên
- Công chứng viên sẽ chấp nhận soạn thảo hợp đồng khi mà không có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hay không trái với đạo đức của xã hội.
- Sau khi đã soạn thảo xong, thì cần đọc cho người yêu cầu nghe, để nếu có trường hợp sửa chữa thì sẽ thực hiện sửa ngay, tránh mất thời gian, đồng thời đảm bảo tính minh bạch.
- Công chứng viên sẽ thực hiện yêu cầu người thực hiện ký vào từng trang hợp đồng, khi hợp đồng hợp lệ.
Lời kết
Qua bài viết, chúng tôi đã giải thích cho bạn thắc mắc về vấn đề hợp đồng mua bán đất viết tay có hợp pháp hay không? và các vấn đề liên quan. Cụ thể như: khi nào bản hợp đồng này hợp pháp, hay sẽ phải xử lý như thế nào khi có tranh chấp xảy ra.
Hy vọng, với những chia sẻ của bài viết chúng tôi có thể giúp cho bạn có cái nhìn rõ nét hơn về hợp đồng mua bán đất được viết bằng tay, cũng như biết cách sử dụng hợp đồng phù hợp nhất.