Tin tức liên quan

Quy chuẩn quy hoạch đô thị làm thế nào cho đúng?

Từ ngày ban hành thông tư mới số 01/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định rõ ràng về các quy chuẩn kỹ thuật chung dùng trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, không ít người vẫn băn khoăn làm thế nào cho đúng chuẩn, nhất là áp dụng với việc quy chuẩn quy hoạch đô thị. 

Tìm hiểu quy chuẩn quy hoạch đô thị là gì?

Theo thông tư trên, quy hoạch đô thị được hiểu là toàn bộ hành động nhằm tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan chung, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, công trình nhà ở, công trình dân dụng và công nghiệp… từ đó tạo lên một không gian phù hợp cho người dân ở khu vực đó. Tất cả việc tổ chức đó sẽ đều được thể hiện rõ ràng trên đồ án quy hoạch đô thị .

Bên cạnh đó, khu vực được coi là đô thị là nơi có mật độ dân cư cao, lĩnh vực kinh tế được đầu tư nhiều là phi nông nghiệp, mang tính chất đại diện về văn hóa, đời sống cho một vùng lớn, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

Ngoài ra thì còn một vài định nghĩa khác liên quan đến quy hoạch đô thị như:

  • Đất xây dựng đô thị: khu đất dành riêng cho xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng dùng phục vụ các chức năng đô thị
  • Đơn vị ở trong đô thị: chia thành các nhóm nhà ở, công trình dịch vụ – công cộng, đường giao thông

quy chuẩn quy hoạch đô thị

  • Nhà ở: nhà ở riêng lẻ thì gồm các dạng như biệt thự, nhà liền kề và nhà độc lập. Ngoài ra có nhóm nhà ở (các nhà sử dụng chung khu vực công cộng) và nhà chung cư (từ 2 tầng trở lên, có hạ tầng dùng chung và có diện tích ở riêng).
  • Mật độ xây dựng gộp của khu vực đô thị: là tỷ lệ phần trăm chiếm đất của các công trình xây chính trên tổng diện tích miếng đất

Các yêu cầu trong quy chuẩn quy hoạch đô thị

Yêu cầu về tổ chức không gian sống và hoạt động:

  • Đảm bảo mức độ liên kết tiện ích giữa các khu đô thị trung tâm và đô thị vùng ven, nhưng không được bỏ qua các vùng đệm, vùng sinh thái tương ứng
  • Xác định rõ ràng ranh giới giữa khu vực phát triển và không được phép phát triển. Mọi dự kiến mở rộng ranh giới đều phải dựa trên dân số, đất đai, hạ tầng và đáp ứng về nơi chọn đất
  • Không gian đô thị: 
    • Về tự nhiên: phát huy thế mạnh sẵn có, hạn chế những điều kiện khắc nghiệt
    • Về văn hóa truyền thống: phát triển trên nguyên tắc bảo tồn, không được phá vỡ nét đặc trưng
    • Về kinh tế – xã hội: phát triển phù hợp trong điều kiện, hoàn cảnh tại địa phương
    • Về dân cư: tạo nên môi trường sống thoải mái nhất
  • Đất đai: mọi dự tính sử dụng đến diện tích đất phải lên kế hoạch cụ thể, lộ trình rõ ràng, tính toán theo từng giai đoạn. Đặt chỉ tiêu sử dụng theo từng loại đặc thù nhưng vẫn dựa trên nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường tài nguyên

Yêu cầu về phân bố các khu vực theo mục đích sử dụng:

  • Phân khu dựa trên: đặc trưng về điều kiện tự nhiên, có tính phối hợp với cảnh quan chung, thuận tiện sử dụng
  • Có tính toán đến mức độ tăng dân số, dự báo mức độ phân bổ trên đầu từng công trình
  • Chia phân loại theo từng cấp sử dụng: hành chính và chuyên ngành, đặt vị trí sao cho vừa tiết kiệm lại dễ kết nối lẫn nhau
  • Các khu dân cư phải xen kẽ trong các khu chức năng và tốt nhất nên phân bổ đều trên toàn diện tích đô thị.

Yêu cầu về quy hoạch không gian hạ tầng kỹ thuật:

  • Đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của dân cư, hợp lý với dự báo về mức độ phát triển đô thị
  • Có tham khảo thêm thông số thực hiện tại và những khu vực tương tự về nguồn lực đầu tư và cách sinh sống
  • Đảm bảo các công trình trong hệ thống phải đồng bộ, thống nhất, thực hiện trên cùng một tiêu chuẩn kỹ thuật chung. Ví dụ giao thông phải theo QCVN 10:2014/BXD, viễn thông tham khảo tại QCVN 33:2011/BTTTT…
  • Tính toán đến tác động của môi trường, thiên tai, dịch bệnh

Yêu cầu về các công trình dịch vụ – công cộng:

  • Các công trình thuộc mảng này sẽ chia làm 3 cấp: cấp vùng, cấp đô thị và cấp đơn vị ở, dựa trên các yếu tố như vị trí, quy mô và tính chất đô thị
  • Xét dựa trên yêu cầu dân cư liền kề và tính toán đến thành phần dân vãng lai

quy chuẩn quy hoạch đô thị

Yêu cầu về hệ thống giao thông trong đô thị:

  • Đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa và đi lại thuận tiện của người dân ở hiện tại và trong tương lai
  • Tạo đường đi lối lại tiện nhất, nhanh chóng và cung đường ngắn nhất, kết nối cả trong địa phương và các vùng khác
  • Các kích thước về chiều rộng làn đường, vỉa hè, lối đi bộ, vạch kẻ đường… tham khảo tại QCVN 074:2016/BXD
  • Tỷ lệ đất cho giao thông: đường liên khu vực chiếm 6%, đường khu vực là 13% và đường phân khu là 18% trong tổng diện tích đất 

quy chuẩn quy hoạch đô thị

Yêu cầu về quy hoạch một số không gian khác:

  • Không gian xanh: bắt buộc có và chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng số diện tích đất sử dụng. Ưu tiên trồng các loại cây bản địa, dễ trồng, dễ chăm sóc, không có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Tiêu chuẩn cây xanh tối thiểu tại đô thị loại đặc biệt là khoảng 7m2/người, giảm dần đến đô thị loại 3,4 là 5m2/người
  • Không gian xây dựng ngầm: không xây tại các khu có hạn chế xây dựng. Sử dụng vào mục đích giao thông, cống kỹ thuật, nơi kết nối hệ thống dây, cáp ngầm… Luôn phải đảm bảo an toàn, tính kết nối với công trình nổi và đảm bảo thẩm mỹ.

Tỷ lệ chuẩn cho đồ án quy chuẩn quy hoạch đô thị là bao nhiêu?

Áp dụng với mỗi khu vực lại được thể hiện trên tỷ lệ bản đồ khác nhau:

  • Đường liên khu vực và ô đất giới hạn bằng đường liên khu thể hiện trong tỷ lệ 1/25000
  • Đường chính và ô đất giới hạn bằng đường chính: 1/10000
  • Đường khu vực và ô đất giới hạn bằng đường khu vực: 1/5000
  • Đường phân khu và ô đất kế bên: 1/2000
  • Nhóm nhà ở và đường giao thông chính: 1/500
quy chuẩn quy hoạch đô thị

Bản đồ quy hoạch đô thị vệ tinh Hà Nội 2030 – 2050

Từ ngày 05/7/2021, Thông tư số 01/2021/TT-BXD sẽ chính thức có hiệu lực, thay thế cho toàn bộ các thông tư ban hành trước đó. Vậy nếu còn chưa cập nhật được quy chuẩn quy hoạch đô thị theo chuẩn mới này, hãy nhanh chóng đọc thêm kiến thức và thực hành nhé!

Chung cư Liễu Giai Tower
Logo